Chữ Tâm Ý Nghĩa Của Chữ Tâm Trong Thư Pháp Và Cuộc Sống

Viet Anh Tác giả Viet Anh 17/08/2019 29 phút đọc

Trong nền văn hóa người Á Đông nói chung và nền văn hóa người việt nói riêng thì chữ Tâm đã trở thành một từ rất đỗi thân thương, bình dị, nhưng lại chứa đựng những ý nghĩa hết sức to lớn, tốt đẹp của cuộc đời. Bao đời nay chữ Tâm luôn là đề tài được nhiều người quan tâm và coi trọng . Bởi vậy mới có câu “chữ tâm bằng ba chữ tài”, có tài mà không có tâm cũng bỏ đi mà thôi. Để hiểu rõ hơn về chữ Tâm trong nhiều khía cạnh khác nhau, đồ gỗ Việt An sẽ phân tích cụ thể để cho các bạn hình dung được tổng quan tất cả những gì về chữ Tâm.

1. Chữ Tâm trong tiếng Hán

Quá trình hình thành cải tiến chữ Tâm tượng hình

Quá trình hình thành cải tiến chữ Tâm tượng hình

Chữ Tâm trong tiếng Hán có 2 cách viết là :

Cách viết là chữ tượng hình, được triển theo hình ảnh của trái tim, bộ phẩy ở trên tượng trưng cho hình ảnh của cuống tim, bộ hình ở dưới là tượng trưng cho túi chứa máu. Để có được chữ tâm như ngày hôm nay thì cách viết đã được cải tiến qua nhiều giai đoạn khác nhau .

2. Ý nghĩa tổng quan của chữ Tâm là gì?

Chữ-Tâm-có-nhiều-nghĩa-khác-nhau

Chữ Tâm có nhiều nghĩa khác nhau

Chữ Tâm có rất nhiều ý nghĩa khác nhau, trong mỗi trường phái, mỗi tôn giáo, mỗi khía cạnh thì chữ Tâm lại được hiểu theo một nghĩa riêng. Nhưng khi quy tụ chung lại thì chữ Tâm sẽ có những ý tổng quan như sau:

Khi nhắc đến Tâm là nhắc tới trái tim, tấm lòng và lương tâm của con người. Tất cả hành động của con người đều có xuất phát điểm từ tâm mà ra. Nếu tâm thiện thì suy nghĩ, hành động cũng theo hướng tích cực, đúng đạo lý. Tâm không thiện, thì dễ sinh ra hành động,suy nghĩ chứa nhiều tà ý, điều xấu xa, tội lỗi cho cuộc đời.

Chữ Tâm thường được người đời dùng trong việc hướng suy nghĩ của con người tới những việc thiện, nhằm tu thân dưỡng tích, sống có ý nghĩa và luôn làm những điều tốt lành. Tâm mà lệch lạc, tràn ngập điều xấu thì cuộc sống sẽ dần bị cuốn theo sự điên đảo không lối thoát. Tâm gian thì cuộc sống luôn bất an, thấp thỏm. Tâm đố kỵ, ghen ghét thì cuộc sống tràn ngập hận thù. Tâm mà luôn đố kỵ thì cuộc sống sẽ mất dần niềm vui và ý nghĩa. Tâm tham lam thì cuộc sống quanh quẩn trong sự dối trá.

Vậy nên để cuộc sống tươi đẹp, an yên thì tâm của mỗi người cần phải đặt lên ngực để nhận được yêu thương, nâng niu trên tay để giúp đỡ nhiều người, để lên mắt để nhìn thấu được nỗi khổ của nhân gian, để lên chân để đem may mắn tới cho những người khốn khổ, để lên miệng để nói lời yêu thương - lời động viên - lời an ủi, để lên tai để lắng nghe những góp ý của người khác ,để lên đôi vai để có trách nhiệm hơn với cuộc đời của mình và người thân.

3. Ý nghĩa của chữ Tâm trong phật giáo là gì?

Ý-nghĩa-của-chữ-Tâm-trong-Phật-Giáo

Ý nghĩa của chữ Tâm trong Phật Giáo

Trong Phật giáo có một câu châm ngôn rất nổi tiếng được nhiều người biết đến : “Nếu mỗi người làm chủ được tâm mình thì người đó sẽ làm chủ được thế giới, mà thế giới lại bị dẫn dắt bởi tâm thức mỗi người.

Tâm trong Phật giáo không hề đơn giản mà nó là cả một phạm trù rộng lớn. Mở đầu trong kinh Phật luôn có câu “Tâm dẫn đầu các pháp, tâm là chủ và tâm tạo ra tất cả” . Trong nhà Phật tâm được phân biệt qua các loại sau:

Nhục đoàn tâm :là trái tim thịt thuộc về hệ thống tuần hoàn trong cơ thể con người.

Tinh yếu tâm: là những chỗ kín, mật, ám chỉ những cái tinh hoa cốt lõi của mọi việc. Trong phật pháp luôn lấy Tâm làm gốc, lấy thân và khẩu làm ngọn. Từ đó cần phải tu tâm, dưỡng tính tất cả các mặt để được hoàn thiện.

Kiên thực tâm: được hiểu là cái tâm hư vọng , là chân tâm. Ngụ ý chỉ những cái tuyệt đối, những cái là mầm mống giác ngộ vốn sẵn có trong mỗi con người. Trong kinh phật thì căn bản của sinh tử luân hồi chính là vọng tâm. Căn bản của bồ đề niết bàn là chân tâm, những điều này đều được viết trong kinh thủ lăng nghiêm của đạo phật.

Liễu biệt tâm: Bao gồm các loại nhận thức của con người,chính là tri thức giác quan và ý thức cá nhân. Từ sự phát sinh của các giác quan, hệ thần kinh và não bộ sẽ sản sinh ra các loại nhận thức khác nhau.

Tư lượng tâm: hay còn gọi là mạt-na thức, đây là thức thứ 7 trong tám thức của nhà Phật. Chức năng chính của nó là nhận lập trường chủ quan của thức thứ 8 là a-lai-da thức. Đây là bản ngã của chính mình, của mỗi người, là bản ngã và cái tôi của con người. Bản chất cốt lõi của nó là sự suy tính, là tâm trạng của một lĩnh vực mà người ta không thể điều khiển nó một cách có chủ ý, thường xảy ra các mâu thuẫn trong việc quyết định tâm thức và rất dễ dính vào bản ngã cuộc đời.

Tâm khởi tâm : nghĩa là tạng thức , chứa đựng những kinh nghiệm trong đời sống con người, là nguồn gốc của các hiện tượng về tinh thần. Được xem là căn nguyên của mọi hoạt động nhận thức, hoạt động tâm lý. Là nơi lưu trữ những hạt giống tâm hồn, nơi sinh ra sự vật muôn hình vạn trạng.

Tâm-sáng-làm-việc-gì-cũng-dễ-thành-công

Tâm sáng làm việc gì cũng dễ thành công

Trong Phật giáo không quan niệm tâm phải là cái gì đó thuần nhất, chỉ đơn giản là hiểu theo khái niệm về tâm hồn, tâm thức. Theo ngũ uẩn thì tâm không phải khối cứng nhắc, mà là một luồng tư tưởng, một chuỗi dài những cảm xúc, có đấu tranh, có hòa bình, có sinh có diệt, có năng lực để chuyển từ luồng suy nghĩ này sang luồng suy nghĩ khác.

Theo kinh Diệu Pháp thì Tâm không phải là một cá thể ,mà là một dòng tâm thức chứa đựng nhiều loại tâm khởi lên rồi diệt đi. Khi con người còn sống thì dòng tâm thức ấy cứ lặng lẽ trôi dần trong ngũ uẩn, nếu không có một tâm nào khác trỗi dậy. Khi con người chết đi, thì dòng tâm thức cuối cùng ở kiếp này sẽ mở đầu cho dòng tâm thức ở kiếp sau.

Khi tâm của mỗi người được giải phóng khỏi các ham muốn trần tục: nhục dục, sân hận, si mê, hôn trầm thụy miên , lo lắng, nghi ngờ thì tâm sẽ dần trở lên trong sáng, dễ hướng đạo, trong như nước lặng.

4. Ý nghĩa của chữ Tâm trong Công giáo

Chữ-Tâm-trong-Công-Giáo-mang-nhiều-ý-nghĩa-tốt-đẹp

Chữ Tâm trong Công Giáo mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp

Tùy theo các mối tương quan, mà tâm trong Công giáo được diễn tả bằng nhiều danh từ khác nhau như: trái tim, tâm hồn, tấm lòng, linh hồn hay lương tâm.

Tâm là trái tim: Ở đây trai tim là trung tâm hiện hữu duy trì sự sống của con người, là nơi thầm kín của mỗi cá nhân, người ngoài không thể thấu được, chỉ có chúa mới có thể thăm dò và thấu được. Trái tim là nơi mà con người có thể chân thật nhất, là nơi quyết định sự sống hay cái chết.

Tâm là tấm lòng con người: Khi nói tâm là tấm lòng nghĩa là nơi Thiên Chúa đã ghi sâu các giới luật, nơi quyết định có chọn chúa hay không? Là nơi có sự giận dữ, ganh đua, là hậu quả của nguyên tội. Là nơi phát sinh những ý định xấu xa, là nguồn gốc của mọi tội lỗi.

Tâm là tâm hồn: Tâm hồn là trung tâm của nhân cách luân lý, là nguồn gốc xuất phát của các đam mê căn bản. Là nơi cần tu luyện để chiến đấu chống lại các ham muốn về nhục dục.

Tâm là linh hồn: Nghĩa là tâm là nguyên lý thuần linh, nhờ đó mà con người đang đại diện cho hình ảnh của chúa. Linh hồn là cái thâm sâu và giá trị nhất của con người. Là mầm mống sinh sôi vĩnh cửu mà Thiên Chúa đã trực tiếp sáng tạo ra.

Tâm là lương tâm: Lương tâm là sự hiện diện của một người theo hướng nào đó khi đối diện với Chúa, lương tâm là tiếng gọi con người phải biến yêu mến và làm việc lành, tránh việc dữ. Là nơi đưa ra các phán đoán , các lựa chọn cụ thể bằng cách tán thành hay tố giác.

Chung quy lại, trong Công giáo chữ Tâm luôn là đức tin để mọi người làm theo:

  • Không có cái Tâm thì thập giá hay đau khổ cũng chỉ là gánh nặng cuộc đời, sự hy sinh và luật lệ trong đời tu sẽ trở thành sự hạn chế tự do của người trẻ.
  • Những có tâm tu và lòng tự nguyện tu tập thì những đòi hỏi trong giai đoạn đào tạo sẽ trở thành những đòn bẩy giúp cho con người hướng thiện và nâng tâm hồn lên gần hơn với chúa.
  • Khi kết nhập cái tâm của bản thân với thiên tâm hay thánh tâm của chúa Giêsu thì tâm mỗi người sẽ được khai mở đến vô cực, tâm được thanh tẩy, được thanh tâm.
  • Khi tâm đã được thanh tâm, sẽ trở lên trong sáng, tâm trong thì quyền năng của Chúa sẽ chiếu sáng cuộc đời người môn đệ.
  • Khi hiến dâng cả cuộc đời mình cho Thiên Chúa, con người sẽ đạt tới tâm không. Nhờ tâm không mà Thiên Chúa mới có thể hiện diện mọi nơi.

5. Chữ Tâm trong thư pháp

Chữ-Tâm-trong-thư-pháp-thể-hiện-ở-giá-trị-nghệ-thuật

Chữ Tâm trong thư pháp thể hiện ở giá trị nghệ thuật

Chữ Tâm trong thư pháp được thể hiện ở giá trị và tầm quan trọng của chữ trong việc thể hiện qua những đường nét, kiểu dáng, cách thức. Có sự mạnh mẽ, cũng có sự uyển chuyển, có sự sáng tạo. Chữ Tâm viết dưới dạng thư pháp và thể hiện trên nhiều chất liệu khác nhau tạo thành những bức tranh hoàn chỉnh rất ý nghĩa. Ngày nay người ta thường thể hiện chữ Tâm trên chất liệu giấy bản hoặc điêu khắc trên gỗ, đóng khung tươm tất, chỉn chu.

Trưng bày bức tranh chữ Tâm tại các vị trí quan trọng trong nhà sẽ có tác dụng khuyên răn con cháu sống phải giữ cái Tâm trong, sống có ích , có ý nghĩa.

Chữ Tâm trong thư pháp có thể viết bằng chữ Hán hoặc chữ Việt, có sự cách điệu và tạo hình tùy vào ý muốn của chủ nhân cũng như ý nghĩa muốn gửi gắm. Ngoài chữ Tâm, trong tranh có thể kèm thêm những phổ thơ ý nghĩa về chữ Tâm.

6. Ý nghĩa của chữ Tâm trong kinh doanh

Chữ Tâm trong kinh doanh có nghĩa gì?

Trong-kinh-doanh-chữ-tâm-phải-đặt-lên-đầu

Trong kinh doanh chữ tâm phải đặt lên đầu

Người xưa thường nói :”Kinh doanh, buôn bán phải có đức thì mới bền lâu”. Chữ Tâm là một hàm trong đạo đức, khuyên con người làm gì cũng cần có tâm, phải dụng tâm thì việc mới thành. Dù có kinh doanh, giàu có cỡ nào thì phải có tâm thì mới được người đời nể trọng và xã hội tôn vinh.

Trong kinh doanh, khi tâm trong sáng đã là một phương diện đạo đức tốt trong kinh doanh. Khi có tâm, các doanh nghiệp sẽ biết tôn trọng pháp luật, làm ăn hợp pháp, không dùng các thủ đoạn hèn hạ, phi pháo để qua mặt hoặc hãm hại đối thủ.

Bản chất của kinh doanh là kiếm tiền, làm giàu. Mà làm giàu đúng pháp luật, có đạo đức là điều mà mọi người đề cao, khích lệ. Dù biết rằng lợi nhuận là mục đích cuối của kinh doanh đúng cách, nhưng lợi nhuận không phải là tất cả. Nếu cứ chạy theo lợi nhuận mà bất chấp tất cả sẽ chỉ tạo ra những điều đáng tiếc, điều rủi ro mà thôi.

Giá trị của chữ Tâm trong kinh doanh

Kinh-doanh-theo-cái-Tâm-là-kinh-doanh-bền-vững

Kinh doanh theo cái Tâm là kinh doanh bền vững

Chữ Tâm trong kinh doanh bao gồm việc: không được lừa lọc, không thổi phồng các giá trị ảo để quảng cáo, phải chân thật như những gì đã cam kết, không nên sử dụng các chiêu trò để lấy lòng khách hàng. Nếu câu cá nơi có cá mà bất chấp hết những luật lệ, phương pháp câu, quy định câu sẽ dẫn tới những hậu quả vô cùng khó lường. Tâm chân thật là cách tốt nhất để một doanh nghiệp có thể giữ được hình ảnh và uy tín.

Thay vì việc đố kỵ, ghen ghét các đối thủ cạnh tranh thì hãy để tâm lành, xem các đối thủ cạnh tranh là chuyện bình thường.

Tâm cần phải song hành cùng với thái độ và hành động chân thực. Tâm lành chỉ có thể khởi lên khi hành động của ta không gây tổn hại đến đối phương mà còn góp phần mang lại niềm hạnh phúc cho cộng đồng.

Trên thương trường thì sự làm giàu của doanh nghiệp A đôi khi sẽ là sự tổn thất, thua lỗ của doanh nghiệp B. Hiện tượng bên bồi-bên lở, bên thắng-bên thua trong kinh doanh chính là quy luật, bởi vậy mà mọi doanh nghiệp nên tự trang bị sẵn cho thái độ đón nhận và vượt qua.

Khi gặp phải chuyện như vậy cần chuyển hóa tâm hơn thua , đố kỵ thành tâm mang tính đóng góp và hòa hảo. Một doanh nghiệp muốn lớn mạnh cần có sự tử tế và thiện lành trong đời sống thường nhật.

Chung lại thì để giữ gìn được tâm trong sáng trong kinh doanh thì bên cạnh việc tránh xa các điều phi pháp, phi đạo đức thì người kinh doanh cần biết sử dụng các lợi tức hợp pháp làm từ thiện, tán lộc cho người nghèo khổ thì phước lộc mới đến với người kinh doanh. Một doanh nghiệp có lòng từ bi sẽ ngày càng giàu mạnh.

6. Giải thích ý nghĩa câu “ chữ tâm kia bằng ba chữ tài”

Ngụ-ý-của-câu-nói-“chữ-tâm-kia-mới-bằng-ba-chữ-Tài”-là-gì

Ngụ ý của câu nói “chữ tâm kia mới bằng ba chữ Tài” là gì?

Người xưa có câu , trên đời có 3 thứ khiến người ta kính nể là : cái đẹp, cái tài và sự thiện lương. Mà thiện lương chính là cái tâm của mỗi người. Trong ba thứ trên thì đâu mới là thứ quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người. Suy cho cùng thì cái đẹp trên đời không tự nhiên mà có, đều do bàn tay tài hoa của con người làm ra, chính vì thế cái đẹp sẽ xếp sau cái tâm và cái tài.

Còn lại là tâm và tài, cái nào hơn thì thật khó phân giải. Nhưng trong truyện Kiều, Nguyễn Du đã nói “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”. Ở đây Nguyễn Du đề cao tấm lòng, lương tâm của con người, coi cái tâm là điều quý giá, cốt lõi của cuộc đời.

Tài ở nơi này nhưng chưa chắc đã tài ở nơi khác. Cái tài luôn tạo ra sự ganh đua, ghen ghét, đố kỵ nên người xưa có câu “chữ tài liền với chữ tai một vần”. Những chữ Tâm thì ai cũng yêu thương, quý mến, dù có đi đâu chữ Tâm vẫn xuyên suốt, đồng hành cùng con người. Tài thì có thời, có cơ nhưng lại hay chết yểu, còn cái Tâm thì luôn bất tử với thời gian.

Chữ-Tâm-là-cốt-lõi-của-cuộc-đời

Chữ Tâm là cốt lõi của cuộc đời

Chữ Tâm không do cầu xin, cúng bái, van lậy, thờ cúng mà có, bản chất của chữ Tâm đã luôn luôn tồn tại trong mỗi con người, giống như bản lai vô nhất vật. Tuy nhiên phải công nhận rằng nếu được dạy dỗ, tu dưỡng thì chữ Tâm sẽ được bảo bọc , gìn giữ không bị lu mờ.

Ngoài ra, chữ Tâm cũng không hề liên quan tới sự thông minh, bởi người thông minh đôi khi lại hành động độc ác. Chứng cứ rõ ràng nhất có thể thấy là nhiều bộ tộc đã dùng sự thông minh của mình để đi đô hộ, chiếm đoạt, bóc lột và tàn sát những người kém thông minh hơn họ.

7. Nội dung của chữ Tâm gồm những gì?

 

Tâm-trong-sáng-thì-lòng-thanh-thản

Tâm trong sáng thì lòng thanh thản

  • Tâm là lòng biết xót thương, thấy người nghèo khổ, hoạn nạn mà động lòng trắc ẩn.
  • Tâm là lòng ngay thẳng, thành thật, tâm địa ngay thằng không quanh co, không gian dối, không che đậy và không ngụy biện.
  • Tâm là lòng cảm thông, sự tha thứ, chín bỏ làm mười.
  • Tâm là lòng bao dung, tâm địa rộng rãi và tấm lòng quảng đại.
  • Tâm là tấm lòng vàng, biết an ủi, sẻ chia, biết giúp đỡ.
  • Tâm là tấm lòng thiện lành, từ bi như Phật.
  • Tâm là tấm lòng hỷ xả, không khúc mắc, không thù dai, không oán trách, ghen ghét đố kỵ, bụng để ngoài ra.
  • Tâm là tấm lòng biết hy sinh, thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách.
  • Tâm là lòng biết chia sẻ, biết cho đi, bố thí. Thấy người hoạn nạn thì thương không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, màu da.

Nỗi đau của thế giới ngày nay chính là con người sống không bằng chữ Tâm mà sống bằng sự cầu nguyện, đợi được ban phước từ thần linh. Người ta cầu nguyện để có thêm động lực, sức mạnh, tiêu diệt đi những thế lực thù ác. Người ta cầu nguyện, cúng lễ để mong dành được chiến thắng, mong thành công mà chưa thấy ai cầu nguyện để cho người khác được tốt lành, cùng tiến lên, cũng an lành ,hạnh phúc như mình, ngoại trừ Phật giáo.

Khi chúng ta biết đem sự thành công của mình để hồi hướng và biết ơn thì chúng ta mới thật sự sống bằng chữ Tâm.

Hiện nay chữ Tâm được các nghệ nhân chế tác thành các tác phẩm nghệ thuật ý nghĩa, trong đó có dòng tranh gỗ thư pháp chữ Tâm được rất nhiều người ưa chuộng và tìm mua. Nếu bạn có nhu cầu tìm mua một bức tranh gỗ chữ Tâm thư pháp có thể truy cập vào website: tranhgotreotuong.com để xem mẫu, hoặc gọi tới số hotline:0973714791 để được tư vấn trực tiếp.

Xem Thêm: NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA CHỮ PHÚC

Viet Anh
Tác giả Viet Anh Admin
Bài viết trước NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA CHỮ PHÚC

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA CHỮ PHÚC

Bài viết tiếp theo

Địa chỉ bán vòng dâu tằm uy tín - chuyên sỉ lẻ vòng dâu tằm

Địa chỉ bán vòng dâu tằm uy tín - chuyên sỉ lẻ vòng dâu tằm
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo