Ý NGHĨA CỦA CHỮ NHẪN TRONG TIẾNG HÁN, TRONG KINH PHẬT, TRONG NHO GIÁO, ĐẠO GIÁO VÀ TRONG HÔN NHÂN CUỘC SỐNG

Viet Anh Tác giả Viet Anh 19/07/2024 29 phút đọc

Nhẫn là sự khiêm nhường, là một đức tính vô cùng tốt đẹp, một mỹ đức truyền thống. Nhẫn được xem là nội thánh của nho giáo, là thủ nhu của đạo giáo và là sự từ bi của Phật giáo. Nhẫn nại để sóng yên biển lặng, lùi về sau một chút để có thể ngắm trọn được biển rộng trời cao. Vì thế mà từ xưa tới nay, các bậc vĩ nhân đều vì đại nhẫn mà bình thiên trị quốc mới có được thiên hạ. Tướng lĩnh vì nhẫn mà được đấng quân vương trọng dụng lâu dài. Thương nhân cũng vì nhẫn mà mới có được giàu sang phú quý. Người thường thì có nhẫn mà tìm được bạn hiền, tri kỉ, hạnh phúc. Tất cả mọi việc trong cuộc sống đều cần có “Nhẫn”. Vậy ý nghĩa cụ thể của chữ Nhẫn trong cuộc sống như thế nào? Tầm quan trọng của chữ Nhẫn đối với mỗi người ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của đồ gỗ Việt An nhé.

Chữ-Nhẫn-có-ý-nghĩa-gì

Chữ Nhẫn có ý nghĩa gì?

1. Nghĩa của các loại chữ “Nhẫn”

Nhẫn nại được hiểu là dù công việc hay cuộc sống có khó khăn, thử thách thì vẫn quyết chí làm cho tới cùng để đạt được thành quả xứng đáng.

Nhẫn nhịn có nghĩa là cố gắng kiếm chế để chờ cho đúng thời điểm, thời cơ tốt nhất mới tiến hành . Không được nôn nóng, đôi khi còn phải kiềm chế cho người khác giành phần trước.

Nhẫn nhục có nghĩa là sự chịu đựng đủ thứ, hành nhục, phiền muộn, kiểu như nằm gai nếm mật, đợi tới thời cơ có thể phất lên nhanh chóng.

Nhẫn thân có nghĩa là sự tàn nhẫn một chút đối với chính bản thân mình, sự kiên trì tự ràng buộc bản thân ở những nơi mà người khác không nhìn thấy được. Từ đó dần dần tiến gần tới cơ hội, bất ngờ sẽ tới.

Nhẫn hận là sự ấm ức, dù rất thù ,bị đối xử bất công nhưng vẫn phải cố để không tỏ rõ thái độ bất bình, oán hận trước mặt mọi người.

Ẩn nhẫn là sự trốn tránh, chịu đựng đàm tiếu, chịu xúc phạm và từ bỏ, không còn ham danh đoạt lợi nữa. Cũng có thể là trốn tránh mãi, cũng có thể là do thời cơ thích hợp chưa tới nên vẫn phải ẩn nhẫn.

Nhẫn Tâm là thấy ác, thấy điều bất bình, chướng tai gai mắt nhưng vẫn bỏ qua, không đứng ra tố giác, bênh vực hay cứu giúp .

Nhẫn trí là sự khôn khéo, lanh lợi, thông minh hơn người cấp trên nhưng lại luôn tỏ ra là người khù khờ.

Tàn nhẫn là những hành động mang tính bất mãn, làm hại tới người khác hoặc chính bản thân mình mà không màng tới lương tâm.

2. Ý nghĩa của chữ Nhẫn trong tiếng Hán

Chữ-Nhẫn-trong-tiếng-Hán

Chữ Nhẫn trong tiếng Hán

Chữ Nhẫn trong tiếng Hán được ghép bởi 2 chữ tượng hình là chữ đao(刀) ở trên và chữ tâm(心 ) ở dưới. Hình ảnh chữ Nhẫn trong tiếng Hán khiến người ta liên tưởng tới việc đao đâm vào tim mà vẫn sống tốt, đó là nhờ việc tự biết kiếm chế bản thân, biết nhẫn nhịn để chờ thời cơ.

Tuy nhiên trong cuốn từ điển Hán-Việt được bậc bô lão cụ Đào Duy Anh giải thích như sau : Chữ Nhẫn tượng hình gồm chữ Nhận (刃) ở trên và chữ tâm(心) ở dưới chứ không phải chữ Đao ở trên. Ở đây chữ Nhẫn lại có nghĩa là mũi dao nhọn, gần giống nghĩa với chữ đao tượng hình.

Bên cạnh đó cũng có một số người nghiên cứu chuyên sâu về Hán Việt thì cho rằng chữ Nhẫn trong tiếng hán không phải đơn thuần là chữ Nhận, và cũng không đơn thuần có chữ Đao. Phải tinh ý lắm mới nhận ra được trong chữ Nhẫn có một nét phẩy của bộ phiệt ở dưới chữ đao, nếu tách ra sẽ thành chữ “nghệ”(刈) . Mà nghệ nghĩa là sự tài giỏi.Vậy chữ nhận có thể hiểu là gồm bộ ba “đao”, “nghệ” và tâm hợp thành.

Gươm đao đâm vào tim đau đớn biết nhường nào nhưng vẫn biết cách để chế ngự và có tài nghệ để vượt qua được mọi khó khăn để bình an,an lạc, thành công trong mọi việc. Nhận được sự tin yêu và quý mến của mọi người.

3. Ý nghĩa của chữ Nhẫn trong nho giáo

Chữ-Nhẫn-trong-nho-giáo

Chữ Nhẫn trong Nho giáo

Trong nho giáo có rất nhiều ghi chép về chữ Nhẫn, đạo Nhẫn. Khổng Tử đã từng nói rằng “việc nhỏ mà không nhẫn nại ,ắt sẽ làm hỏng đi việc lớn. Một khi đã nổi cơn phẫn nộ , rất dễ quên mất đi người thân và bản thân , há chẳng dễ làm chuyện hồ đồ”. “Đã là bậc quân từ thì không có điều gì để phải tranh giành, quân tử nghiêm khắc mà không tranh, ấy mấy là đức tính Nhẫn.”

Mọi thứ khi cứng nhắc, bốc đồng thì đều dễ gây hỏng việc, phải biết mềm mại, khéo léo, lấy nhu chế cương mới có thể thắng lớn. Một khi đã ham tranh đấu thì nhất định sẽ bị tổn thương, nếu khoe khoang sự dũng mãnh nhất định sẽ dẫn tới sự thất bại. Điều căn bản để làm tốt mọi việc là “nhẫn nhịn”.

4. Ý nghĩa của chữ Nhẫn trong kinh phật là gì?

Ý-nghĩa-chữ-Nhẫn-trong-kinh-Phật

Ý nghĩa chữ Nhẫn trong kinh Phật

Trong kinh phật chữ Nhẫn là sự nhẫn nhục, nhẫn nhịn, là sự chịu đựng sự yếu thế, phần kém,phần thiệt thòi về bản thân mình. Đây được xem là pháp tu của Bồ Tát, bố thí trì giới để đạt được mục đích là tu tâm và độ cho chúng sinh.

Nếu con người không biết nhẫn nhịn thì trong tâm hồn luôn luôn có một ngọn lửa âm ỉ cháy, chỉ chờ có gió thổi tới là có thể bùng cháy bất cứ khi nào. Một khi đã cháy thì ngọn lửa ấy sẽ thiêu đốt hết những sự đè nén, chịu đựng làm bùng phát tâm địa hơn thua. Nhiều người không hiểu lại nói rằng nhẫn là nhục, nếu hiểu vậy không đúng bản chất của chữ Nhẫn.

Nhẫn nhục để giữ thái độ hiếu hòa để hóa giải những phiền não do những cảm xúc nóng giận, bực dọc, sân si đem lại. Một khi đã giận quá sẽ không có kết quả tốt đẹp.

Một số phương pháp giúp tu chữ “Nhẫn” trong kinh Phật mà bạn có thể tham khảo như :

Niệm phật thường xuyên: Khi chúng ta tập cho mình thói quan niệm phật mỗi ngày sẽ giúp bản thân có được sự tập trung, không sân si để ý những việc phiền muộn bên ngoài.

Quán trưởng sự việc : trong cuộc sống cái gì cũng luôn tồn tại 2 mặt tốt –xấu của nó. Khi gặp một sự việc chúng ta nên chia ra làm 2 phần, phần xấu, phần kém hơn, thiệt hơn thì mình quán. Đây là nghiệp mà họ phải gánh nên không nên hơn thua trong vấn đề này. Phần tốt thì phải giữ để hòa hữu với họ.

Không nên cố chấp: Khi gặp phải rắc rối thì hãy coi đó là nghiệp lực, và mình là người gặp nghiệp để dần dần chuyển điều đó sang làm những việc thiện, tụng kinh.

Nuôi dưỡng lòng từ bi, hành thiện: Để nuôi dưỡng lòng từ bi cần luôn nghĩ mọi việc theo hướng tích cực và có lợi cho người khác. Đơn cử như khi một đứa trẻ khóc ré lên, thì đừng mắng mỏ, quát tháo nó mà hãy dùng tình thương để tìm hiểu xem em bé đang cần điều gì?Để biết và cố gắng đáp ứng điều đó nếu có thể . Và nếu không làm được điều để đáp ứng thì nên yêu thương em bé. Cũng như vậy, khi ai đó có những lời nói hay hành động không tốt với mình thì cần dùng tình thương, sự ôn hòa để đối đãi với họ để tránh sự tạo điều ác.

Bởi vậy mà trong kinh phật có viết “ làm người mà phẩm hạnh đoan chính, gương mặt kiền tịnh, tâm hồn thanh khiết, dung mạo tốt đẹp , những điều này đều xuất phát từ “Nhẫn” mà đạt được”.

Phật có dạy, nơi nào có phật pháp thì dù có đói rét cũng theo thầy tu học, còn nơi nào có cơm gạo dư thừa mà thiếu đi đạo đức thì cũng bỏ đi. Người làm được điều đó thì sẽ chiến thắng được mọi hoàn cảnh. Biết nhẫn với thời tiết, chịu đựng những khó khăn không than phiền, vẫn thản nhiên tự tại.

5. Ý nghĩa của chữ Nhẫn trong đạo giáo (Tiên giáo)

Ý nghĩa chữ Nhẫn trong đạo giáo

Ý nghĩa chữ Nhẫn trong đạo giáo

Người trong đạo gia có nhiều bàn luận về chữ Nhẫn. “tha thứ, tha thứ và tha thứ thì các dạng tai họa sẽ bỗng chốc biến mất. Nhẫn nhịn, nhẫn nhịn thì mọi chủ nợ, kẻ thù cũng từ đó mà không không còn nữa” .”Nếu nhẫn nhịn được thì sẽ không phải chịu nhục”.”Nhẫn nhịn có thể làm những việc xấu, chuyện không tốt tự nhiên dần biến mất, tai họa sẽ không đổ xuống thân mình”.

6. Ý nghĩa của chữ Nhẫn trong cuộc sống hôn nhân, gia đình

Ý nghĩa của chữ Nhẫn trong hôn nhân

Ý nghĩa chữ Nhẫn trong hôn nhân

Ý nghĩa chữ Nhẫn trong hôn nhân

Hôn nhân được hình thành từ tình yêu trai gái, trong hôn nhân lại có thêm chữ Nhẫn thì không có khó khăn, gian khổ, thử thách nào là không thể cùng nhau vượt qua. Không ít các cặp vợ chồng khi yêu nhau thì nồng thắm, sâu đậm nhưng khi kết hôn về chung một nhà lại đường ai nấy đi. Phần nhiều nguyên nhân cũng do cả hai người đều thiếu đi chữ Nhẫn trong cuộc sống ứng xử của gia đình. Với nhiều người, chữ Nhẫn trong hôn nhân được hiểu theo nghĩa tiêu cực là chịu nhục, cam chịu, là bị xem thường, tự hạ thấp mình. Tuy nhiên chữ Nhẫn trong hôn nhân không phải như vậy, nhẫn là vì nhau mà sống, mỗi người chịu nhẫn nại một chút để hiểu cho đối phương thì mọi chuyện sẽ được giải quyết trong hòa bình. Hôn nhân, gia đình không phải là cuộc sống màu hồng, lãng mạn. Để giữ được một gia đình êm ấm, hạnh phúc đòi hỏi cả hai người cùng hi sinh và bao dung , bởi mỗi người đều là những mảnh ghép thiếu sót, không ai được hoàn hảo tuyệt đối. Hãy biết bao dung, tha thứ để cùng nhau bỏ qua những giận hờn, oán trách , ghen tuông, tức giận, cho nhau cơ hội sửa chữa lỗi lầm ,để cùng nhau vun đắp bảo vệ hạnh phúc của mình.

Ý nghĩa của chữ Nhẫn trong cuộc sống của người Việt

Ý nghĩa của chữ Nhẫn trong cuộc sống

Ý nghĩa của chữ Nhẫn trong cuộc sống

Nhẫn là đức tính đặc trưng của người Á Đông, gần như đã trở thành một quy tắc ứng xử không thể thiếu trong cuộc sống, xã hội. Đặc biệt ở Việt Nam, có nền văn hóa dựa trên tình người, lấy tình cảm làm cốt lõi trong ứng xử thường ngày. Bởi vậy mà người Việt luôn có chủ trương nhường nhịn, chịu phần kém để giữ được hòa khí hài hòa cho đôi bên. Cũng chính vì vậy mà chữ Nhẫn càng có ý nghĩa và vị trí quan trọng trong nếp sống sinh hoạt của người Việt. Cuộc sống có được yên bình, hài hòa hay không phụ thuộc lớn vào sự nhẫn nhịn.

Trong xã hội, nếu biết nhẫn nhịn sẽ giúp bản thân chống đỡ được nhiều việc rắc rối. Nếu bản thân lúc nào cũng có tâm thế nhẫn nhịn thì dù thắng sẽ không kiêu, bại sẽ không nản, lui-tiến theo ý muốn của mình.

7. Ý nghĩa của chữ Nhẫn với sức khỏe con người

Biết-nhẫn-nhịn-con-người-sẽ-khỏe-mạnh-hơn

Biết nhẫn nhịn, con người sẽ khỏe mạnh hơn

Theo các nghiên cứu của các nhà tâm lý học thì việc nhẫn nhịn sẽ giúp cho tinh thần của con người được bớt đi những cảm xúc buồn vực, tâm trạng buồn khổ, tức giận, âu lo. Theo kết quả đánh giá của các nghiên cứu chỉ ra rằng: chỉ số sức khỏe của con người sẽ tỉ lệ thuận với chỉ số nhẫn nhịn của họ. Có nghĩa là chỉ số nhẫn nhịn của một người càng cao thì tâm lý của người đó sẽ càng khỏe, sức khỏe dẻo dai, tinh thần lạc quan.

Nhẫn nhịn những điều không đâu sẽ giúp con người giảm bớt đi sự đau đớn, giảm khả năng mắc các bệnh liên quan tới tim mạch. Người thật sự biết nhẫn nhịn từ trong tâm thì sức mạnh tinh thần sẽ tăng lên, càng vững vàng hơn khi phải đối mặt với những việc làm tổn thương tới họ.

Mạnh Chiêu Quân-Một cố nhân có viết rằng “ Bạn chớ nên cáu gắt, cáu gắt sẽ làm tổn thương hòa khí đôi bên, bạn cũng chớ nên tức giận, vì tức giận sẽ hủy hoại đi nguyên khí vốn có của bạn, cũng chớ nên đùa giỡn để làm hỏng tài khí quanh ta.Bạn phải biết nhẫn nhịn để có được thần khí quanh mình.”

8.Ý nghĩa của chữ Nhẫn trong nghệ thuật

Tranh gỗ chữ Nhẫn

Tranh gỗ chữ Nhẫn

Không chỉ có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống, chữ Nhẫn còn được các nghệ nhân, họa sĩ, người thợ…khắc họa lên tranh với nhiều chất liệu khác nhau.

Nhiều bức tranh về chữ Nhẫn đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao về mặt ý nghĩa và kinh tế. Hiện nay trên thị trường dòng tranh gỗ chữ Nhẫn được rất nhiều người ưa chuộng và tìm mua. Tranh như một lời nhắc nhở con người cần phải sống theo đức tính “Nhẫn”, có ‘Nhẫn” thì mọi việc mới thành công.

Các Mác đã từng nói “Chỉ những người nào không sợ chồn chân, mỏi gối để bước đi trên những con đường nhỏ bé, gập ghềnh, nguy hiểm của khoa học thì mới có hy vọng đạt đến đỉnh cao của sự xán lạn”.

Treo tranh chữ Nhẫn trong nhà như một nguồn động lực giúp mỗi người quyết tâm hơn trong mọi việc.

9. Những tấm gương trong lịch sử đại diện cho chữ “Nhẫn”

Tư Mã Ý

Tư Mã Ý

Tư Mã Ý

Dưới thời Tam Quốc, Tư Mã Ý là trọng thần phò tá tới bốn đời quân vương nhà Ngụy. Tuổi trẻ ông bị Tào Tháo coi như mầm mống đe dọa cơ ngơi nhà Ngụy. Khi về già ông được chính Ngụy Đế trước khi lâm chung ủy thác cho trách nhiệm quan trọng, lên làm phụ chính đại thần cho vị hoàng đế mới.

Có thể thấy sự âm thầm nhẫn nhịn suốt mấy chục năm cuộc đời của ông để chứng minh ông là một trung thần của hoàng đế không hề uổng phí. Để cuối cùng khi đã ở vào tuổi ngoài 70 ,ông đột ngột được làm binh biến, nắm toàn bộ quyền lực.

Qua đó có thể thấy Tư Mã Ý là một người có tài năng xuất trúng, hội tụ được sự tài giỏi kinh thiên động địa của Gia Cát Lượng, ý chí bá chủ thiên hạ của Tào Tháo , sự bất khuất của Chu Du, cộng với dáng vẻ ôn hòa của Lỗ Túc. Ông thật sự là vị vua của sự nhẫn nhịn, luôn giấu mình chờ thời cơ, không khoe mẽ để lộ tài năng,sở hở cho đối thủ biết. Trong Tam Quốc thì có lẽ Tư Mã Ý là nhân vật thành công nhất.

Lưu Bị

lưu Bị

Lưu Bị

Khi thế cụ thời Tam Quốc chưa rõ ràng, người không có thế, lực, không gia cảnh nhất chính là Lưu Bị. Vậy mà cùng với Quan Vũ, Trương Phi, Gia Cát Lượng, Lưu Bị đã từng bước làm nghiêng trời ngả đất, chiếm lấy một phần ba thiên hạ trong tay, khiến người khác phải kính phục bội phần.

Yếu tố lớn giúp ông thành công chính là ở tính cách của ông, sự nhẫn nại đợi thời cơ. Luôn âm thầm chờ đợi thời cơ, làm việc mà người thường không làm được. Khi thật sự cảm thấy có đủ thực lực để giành lấy Trung Nguyên mới bắt đầu thực hiện cơ mưu của mình. Trước khi có được thành công, ông từng phải chịu nhục, chịu khổ, ăn nhờ ở đậu, nương tựa người này người kia.

Khi được lệnh đi Giang Đông để cầu hôn, dù ông biết rõ đây chỉ là mưu đồ lừa gạt, nhằm hãm hại ông. Nhưng trong tình cảnh bị phục kích ở khắp nơi, ông vẫn kiên định, sắc mặt không đổi, độ lượng khoan thai, âm thầm nhẫn nhịn. Để rồi cuối cùng ông vừa có được người đẹp trong tay lại bảo toàn được tính mạnh.

Kết chung:

Treo-tranh-gỗ-chữ-Nhẫn-trong-nhà-có-ý-nghĩa-rất-tốt-đẹp

Treo tranh gỗ chữ Nhẫn trong nhà có ý nghĩa rất tốt đẹp

Có thể thấy rằng, chữ Nhẫn có nhiều hàm ý vô cùng phong phú, không chỉ dạy con người trong phép đối nhân xử thế mà còn là việc lấy tinh thần để chế ngự hoàn cảnh. Trong mọi hoàn cảnh vẫn có thể lấy khổ làm niềm vui, có thể nhẫn nhịn được những điều mà người khác không thể nhẫn được.

Chữ Nhẫn có rất nhiều tầng nghĩa, từ nhẫn của các mối quan hệ trong gia đình, xã hội, cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp…cho tới nhẫn của những người có tài năng xuất chúng, các bậc hiền nhân thiên cổ, cho tới nhẫn của những người đã tu luyện đạt tới cảnh giới thoát tục.

Hy vọng rằng qua bài viết của chúng tôi bạn sẽ tìm cho mình một chữ Nhẫn thích hợp giúp ích cho cuộc sống của bạn. Nếu bạn sử dụng chữ Nhẫn đúng cách, sẽ mang lại cho bạn một sức mạnh vô thường.

Nếu bạn muốn tìm một bức tranh chữ Nhẫn để treo trong nhà , hãy tham khảo ngay những mẫu tranh gỗ chữ Nhẫn thư pháp tại đồ gỗ Việt An nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn ,giải đáp những thắc mắc của bạn về tranh gỗ chữ Nhẫn 24/24. Hotline : 0973714792

WEBSITE : TRANHGOTREOTUONG.COM 

 

 

 

 

 

5.0
101 Đánh giá
Viet Anh
Tác giả Viet Anh Admin
Bài viết tiếp theo

Địa chỉ bán vòng dâu tằm uy tín - chuyên sỉ lẻ vòng dâu tằm

Địa chỉ bán vòng dâu tằm uy tín - chuyên sỉ lẻ vòng dâu tằm
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo