NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA CHỮ PHÚC
Chữ Phúc là biểu tượng cho sự may mắn, sung túc và hạnh phúc. Chữ Phúc được xem là chữ thánh hiền, có thần và hàm chứa những ý nghĩa uyên thâm sâu sắc. Chữ Phúc được hình thành như thế nào và ý nghĩa trong cuộc sống ra sao? Tìm hiểu cùng đồ gỗ Việt An qua bài viết dưới đây nhé.
1.Nguồn gốc hình thành của chữ Phúc
Chữ Phúc được lấy từ hình tượng hai bàn tay bê vò rượu
Trong bộ giáp cốt văn thì chữ Phúc lấy từ hình tượng một người đang dùng hai tay để bê vò rượu giơ lên cao để tế thần linh, cầu xin thần linh ban phước lành cho gia đình. Chữ Phúc được cấu tạo từ bộ thị 示 và kí tự phúc. Ở đây bộ thị vốn là hình vẽ tượng trưng cho bàn thờ, ký tự đi kèm được người đời sau chiết thành “nhất khẩu điền” có nguồn gốc vốn là hình vẽ của vò rượu. Hình ảnh vò rượu thể hiện ý nghĩa cầu mong cho gia đình luôn được đủ đầy. Trải qua quá trình phát triển trong nhiều năm mà ngày nay hình ảnh chữ phúc được giản lược bớt đi,dễ nhìn hơn và đơn giản hơn.
2. Ý nghĩa của chữ Phúc trong tiếng Hán
Trong từ điển Hán-Việt thì chữ Phúc được cắt nghĩa từ 5 thứ hạnh phúc là : Phú-Quý-Thọ-Khang-Ninh, có thể hiểu phú là sự giàu có về tiền bạc-vật chất ,quý là đài các-cao sang, thọ là sống lâu, khang là khỏe mạnh, ninh là yên ổn, an yên . Đây được xem là niềm mơ ước của mọi người.
Bên trái chữ phúc là bộ thị, ở đây bộ thị có ý nghĩa thể hiện ước mơ của con người, sự kêu cầu. Bên phải gồm ba bộ chữ gồm : chữ miên 宀 hình ảnh của mái nhà ý là phải có nhà cửa để ở, an cư rồi mới lạc nghiệp. Phía dưới là bộ khẩu nghĩa là miệng, ý là trong nhà phải có người nói cười vui vẻ, rộn rã, không khí gia đình luôn vui tươi đầm ấm. Ở dưới cùng là bộ điền 田,điền ở đây có nghĩa là có ruộng đất để cày cấy sinh sống, làm ăn mong sao gia đình được no đủ, ấm êm.
Qua đó có thể thấy được ước mơ ngàn đời nay của người dân, không mơ tưởng giàu sang phú quý, mà chỉ cần một cuộc sống giản dị tốt đẹp, no đủ, hạnh phúc bền lâu. Cuộc sống như vậy chính là phúc, chỉ một chữ thôi mà bao hàm được ý nghĩa to lớn về cuộc sống yên bình, thiện lương, hài hòa.
3. Phong tục treo chữ Phúc có nguồn gốc từ đâu?
Phong tục treo chữ Phúc đã có từ rất lâu đời
Phong tục treo chữ Phúc trong nhà đã có rất lâu, và được lưu truyền tới ngày nay. Tại Việt Nam, phong tục này được du nhập từ nền văn hóa Trung Hoa xưa. Vào thời đó, mỗi khi Tết đến, xuân về người ta lại dán chữ Phúc lên cổng, lên tường hoặc cửa nhà, cửa phòng….
Ngày nay chữ Phúc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, có người hiểu là “hạnh phúc”, người hiểu là “phúc báo”… nhưng tất cả ý nghĩa đều mang tính tốt đẹp. Xưa kia chữ Phúc chính xác để chỉ phúc phận và phúc khí. Người xưa dán chữ Phúc trong nhà mong muốn có được cuộc sống hạnh phúc, tương lai tươi sáng.
Tuy nhiên người Trung Hoa xưa lại thường dán chữ Phúc ngược trước cổng nhà nhân dịp năm mới, vậy tại sao lại dán ngược như vậy?
Tương truyền rằng, xưa kia việc dán chữ Phúc ngược có liên quan tới Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Tết Nguyên Tiêu năm nọ, Chu Nguyên Chương đã cởi áo long bào để cải trang làm một người dân thường, đi dạo thị sát dân tình trên đường Nam Kinh.
Khi đi dạo ông quan sát thấy người dân trong kinh thành, nhà nhà, người người đều cắt hoa giấy, đèn lồng, dán câu đối, cảnh tượng vui mừng, hoạt náo đó khiến vua rất vui. Nhưng khi đi qua vài dãy phố ông phát hiện ra trên cổng của một ngôi nhà có dán bức tranh của một người phụ nữ ngồi trên yên ngựa mà ôm trái dưa hấu lớn. Ông nhìn ngắm bức tranh và giận tím mặt vì cho rằng đây là bức tranh mang ý châm chọc xuất thân bần hàn của Mã Hoàng Hậu. Ông liền hạ lệnh cho lính dán một chữ Phúc lên cổng của nhà kia, như dấu hiệu nhận biết để hôm sau có biện pháp trừng trị.
Nhưng ngay trong đêm đó, sự việc đã đến tai Mã Hoàng Hậu, bà nhanh chóng hạ lệnh cho tất cả các nhà trong thành phải dán một chữ Phúc trên cổng trước khi mặt trời mọc. Mọi người nhanh chóng làm theo mệnh lệnh của hoàng hậu, tuy nhiên trong lúc vội vã, một gia đình không biết chữ nghĩa đã dán ngược chữ Phúc trước cửa.
Sáng hôm sau, vua phát hiện ra nhà nào trong thành cũng dán chữ Phúc, chỉ duy nhất có một gia đình dán chữ Phúc ngược.Giận cá chém thớt, vua lệnh cho quân lính tịch thu hết tất cả tài sản và bắt giữ người đã dán chữ Phúc ngược.
Hoàng Hậu thấy sự tình không tốt liền khéo léo góp lời với vua rằng :” Nhà người dân kia biết hôm nay có vua ngự giá tới chơi nên đã cố ý dán chữ Phúc ngược để tỏ ý tứ là Phúc đến”. (ý hoàng hậu là chữ Phúc khi dán ngược sẽ được đọc là âm phúc đảo, nếu đọc liền sẽ thành phúc đáo, tức là vua chính là phúc ,vua giá lâm thăm nhà gọi là phúc đến). Vua nghe thấy hài lòng ,lại có đạo lý nên hạ lệnh thả người ngay lập tức.
Từ đó về sau để tưởng nhớ tới tấm lòng nhân từ của Mã Hoàng Hậu mà người dân cứ tới năm mới sẽ dán chữ Phúc ngược trước cổng nhà mình.
4.Ý nghĩa tâm linh của chữ Phúc
Chữ Phúc được người xưa và nay sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Theo các tài liệu nghiên cứu ghi lại,chữ Phúc được đưa vào văn chương, đồ trang trí, trong kiến trúc hay trên trang phục….Sự kết hợp từ có yếu tố Phúc nhằm ngụ ý chỉ sự vui vẻ, an lành, ấm no, hạnh phúc như : Phúc đức, hạnh phúc, diễm phúc……
Ý nghĩa của chữ Phúc trong kinh Phật
Chữ Phúc trong Phật pháp là sự kết hợp của công đức và phước đức
Phật giảng rằng: cứu một người phúc đẳng hà sa, ở đây có nghĩa là khi cứu một mạng người thì phúc đức sẽ tới với bạn nhiều tựa cát của sông vậy. Nhiều người mới ít tuổi mà đã mắc bệnh nặng, nhưng nhờ phúc của tổ tiên, ông cha bao đời làm việc thiện tích được nên con cháu khỏi bệnh, khỏe mạnh.
Theo quan điểm của Phật gia thì Phúc không phải là những thứ mà trời đất ban tặng, cũng không phải người khác trao tặng cho họ, mà Phúc là do họ tích từ nghiệp lực chiêu cảm của chính bản thân mình. Đó được gọi là tự tác tự thọ trong Phật giáo. Những việc làm tốt của mình có thể sẽ đem lại phúc cho bản thân mình, nhưng trái lại, nếu bản thân làm những việc xấu sẽ khiến cho phúc chẳng thể đến được, dẫu cho chúng ta có chăm chỉ cầu mong, khấn lễ.
Trong năm giới mà Phật giáo dạy thì: Giới không trộm cắp là việc có thể mang tới phúc báo cho người. Giới không sát sinh sẽ kéo dài tuổi thọ cho người, không nghiện ngập, tà dâm và không nói điều ác, do vậy mà để có được phúc-thọ thì cần giữ gìn năm giới của Phật giáo. Nếu làm tốt những điều Phật dạy thì phúc đức sẽ lâm môn, ngược lại nếu chúng ta không biết làm việc thiện thì dù có treo,dán chữ Phúc hàng nghìn lần cũng chỉ vô ích mà thôi.
Bởi vậy khi mỗi người tự tu được đức hạnh hoan hỉ thì thế giới này sẽ thật bình yên, an vui, hạnh phúc. Lúc này ngũ phúc lâm môn và mỗi người sẽ trở thành mỗi đóa hoa đẹp nơi trần gian tịnh độ, một đóa hoa làm thắm mùa xuân ý nghĩa, an lạc và hạnh phúc.
Ý nghĩa của chữ Phúc trong phong thủy
Tranh gỗ chữ Phúc có ý nghĩa sâu sắc trong phong thủy
Chữ Phúc thường xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày.Trong bất cứ chuyện gì cũng cần phải có chữ Phúc thì mới tốt lành. Bởi vậy mà khi trưng bày bất kỳ sản phẩm gì về chữ Phúc trong nhà cũng đều mang ý nghĩa về những điều tốt đẹp cho gia chủ. Trong phòng khách , phòng làm việc có thể đặt tranh chữ phúc để mong mang lại sự thuận lợi về gia đình, sự nghiệp công danh. Đặc biệt trong dịp Tết mọi người hay trưng tranh chữ Phúc với ngụ ý mong một năm vạn sự tốt lành.
Ngoài ra nếu trưng tranh gỗ chữ Phúc sẽ có ý nghĩa phong thủy rất tốt, gỗ là chất liệu quý hiếm, tự nhiên, chữ Phúc được khắc đục trực tiếp trên tấm gỗ nguyên khối. Tổng quan của bức tranh gỗ chữ Phúc mang hàm ý phong thủy cầu mong con cái đủ đầy, hạnh phúc, ấm no.
Phúc là kết quả tạo Đức
Phúc là quá trình tích đức mới có
Người xưa kể rằng: sau khi lên ngôi, vua Nguyễn Phúc Anh (vua Gia Long) đã ban thưởng cho công lao cận thần . Ngài dành những gì ưu đãi nhất cho một tướng quân đã vào sinh ra tử với mình. Bất cứ yêu cầu gì của vị tướng quân vua đều cố gắng đáp ứng. Vị tướng ấy nói “ Muôn tâu thánh thượng, hạ thân chỉ xin chữ Phúc thôi”. Vua hiền hậu mỉm cười đáp : “Tiền bạc và chức tước ta có thể ban cho ngươi, nhưng còn Phúc thì chỉ có trời mới có quyền ấy, dòng dõi nhà ta cũng chỉ nhờ chữ ấy mà vinh hiển, dạng danh, con cháu ta có giữ được Đức lâu dài mà hưởng Phúc gia tộc không ?”
Qua đó có thể thấy Phúc chính là kết quả của Đức . Đức có tốt thì Phúc mới dày, mới lan tỏa về sau. Ai xin tiền, xin bạc thì cho, đừng cho Đức. Mất Đức là vô Phúc, nghiệp đến, tội vào, là thần Phúc chạy ra khỏi nhà. Hãy nhớ rằng ăn ở cho có Đức thì mọi may mắn phước lành sẽ tự động tới nhà mình.
5. Các sản phẩm tranh chữ Phúc thư pháp
Thời xưa,các nghệ nhân thường vận dụng tài nghệ, óc sáng tạo của mình để chế tác nên những tác phẩm tranh thư pháp chữ Phúc. Trong tranh vừa thể hiện được nét đẹp nghệ thuật tinh tế lại chứa đựng tấm chân tình đáng quý.
Tranh gỗ chữ Phúc được nhiều người yêu thích
Ngày nay, do nhu cầu về tranh cao, đòi hỏi con người phải sáng tạo hơn, chế tác tranh trên những chất liệu khác nhau, từ tranh chữ Phúc thư pháp trên giấy bản, tranh thêu, tranh khảm trai, tranh khắc gỗ….Tuy nhiên dòng tranh gỗ chữ Phúc thư pháp có lẽ được nhiều người yêu thích hơn cả. Người chơi tranh có thể dùng tranh để trưng bày trong nhà hoặc lựa chọn làm món quà tặng ý nghĩa cho người thân,bạn bè. Người được nhận quà chắc chắn sẽ cảm thấy thú vị, bất ngờ với món quà đầy ý nghĩa này.
6. Những dịp thích hợp để tặng tranh gỗ chữ Phúc
Thường trong những dịp quan trọng hoặc chọn quà cho những người cho chức tước cao thì nên chọn tranh gỗ chữ Phúc mạ vàng. Tranh được thiết kế tinh xảo, chăm chút tới từng chi tiết nhỏ. Sự kết hợp hài hòa giữa gỗ tự nhiên và vàng mạ cao cấp làm toát lên sự sang trọng cũng như ý nghĩa phong thủy của tranh. Bên cạnh đó thì bản thân chữ Phúc đã hàm chứa những giá trị tâm linh tốt đẹp rồi.
Tranh gỗ chữ Phúc là món quà tặng nhau vào những dịp đặc biệt
Dành tặng món quà này cho những vị doanh nhân, lãnh đạo hay cấp trên ,người thân trong những dịp đặc biệt rất phù hợp. Treo tranh gỗ chữ Phúc mạ vàng trong nhà, phòng làm việc sẽ làm nổi bật thêm không gian, cuốn hút ánh nhìn. Đồng thời chủ nhân của bức tranh cũng được độ về may mắn, tài lộc.
7. Vị trí thích hợp treo tranh gỗ chữ Phúc giúp gia tăng vận may
Theo quan niệm trong phong thủy thì dòng tranh gỗ chữ Phúc mạ vàng thuộc hành Kim nên rất phù hợp để treo ở hướng tây,tây bắc, tây nam hoặc đông bắc.
Tranh nên được treo tại vị trí thoáng đãng, sạch sẽ, rộng rãi để thu hút nguồn sáng cũng như đem vận khí tốt vào nhà.
Gia chủ nên treo tranh ở vị trí chính diện của phòng khách, phòng đọc sách hay phòng làm việc. Nên đặt tranh ở phía trong cửa ra vào để thu hút điềm may, thịnh vượng. Khi treo tranh ở vị trí trong cửa ra vào với hàm ý phúc rơi vào đầu, may mắn ngập tràn.
Kết chung: Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm một bức tranh gỗ chữ Phúc đẹp, sang trọng với mức giá tốt nhất trên thị trường, hãy liên hệ ngay với đồ gỗ Việt An để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất nhé.
HOTLIENE: 0973 714 792
WEBSITE: TRANHGOTREOTUONG.COM
=>>Xem thêm: Ý nghĩ của chữ nhẫn trong tiếng hán, trong kinh phật, trong nho giáo, đạo giáo và trong hôn nhân cuộc sống