Khoảng giá

Giá: 10,000đ 10,000,000đ

Tình trạng sản phẩm

Còn hàng

Giảm giá

Hiển thị  0 / 0 Sản phẩm

Sắp xếp: Mới nhất

  • Mới nhất
  • Cũ nhất
  • Giá thấp đến cao
  • Giá cao xuống thấp

Hiển thị:16 Sản phẩm

  • 16 Sản phẩm
  • 32 Sản phẩm
  • 48 Sản phẩm
  • 64 Sản phẩm

Tranh gỗ Phúc Lộc Thọ hay còn gọi với cái tên tranh gỗ Tam Đa. Ở đây Tam Đa nghĩa là ba cái nhiều, nhấn mạnh tới ba ước muốn mà con người luôn mong đạt được: tiền tài-danh vọng-trường thọ. Mặc dù được tôn là thần linh nhưng tranh gỗ Phúc Lộc Thọ không được thờ mà chỉ dùng để trưng bày trong nhà để thu hút vượng khí cho gia chủ. Vậy tranh gỗ Phúc Lộc Thọ có ý nghĩa ra sao? Nguồn gốc Tam Đa từ đâu mà có? Tại sao 3 ông Phúc Lộc Thọ lại không thể tách rời? Cùng theo chân chúng tôi tìm hiểu qua bài dưới đây nhé.  

1. Nguồn gốc của 3 ông Phúc Lộc Thọ (Tam Đa)

Tam Đa: Phúc Lộc Thọ
Tam Đa: Phúc Lộc Thọ

 

Tam Đa là hình ảnh 3 ông Phúc,Lộc, Thọ được đặt ở cạnh nhau theo thứ tự bên phải là ông Phúc, bên trái là ông Thọ, vị trí chính giữa là ông Lộc. Bộ ba không bao giờ tách rời nhau nay có nguồn gốc xuất phát từ những nhân vật có thật trong lịch sử người Trung Hoa.

1.1 Ông Phúc

Ông Phúc là nhân vật lịch sử có tên Quách Tử Nghi (697-781 TCN) ,ông là một tướng quân dưới thời nhà Đường. Là tướng nhưng ông vô cùng liêm khiết, chính trực, ngay thẳng, khiêm tốn, trung thành và được vua trọng dụng. Gia cảnh không mấy giàu sang nhưng suốt cuộc đời làm quan ông luôn làm điều tích đức, không trái với đạo lý. Ông luôn ghi nhớ đạo trung hiếu với vua, với đất nước. Cho tới cuối đời khi kết thúc sự nghiệp vẻ vang của mình, mọi thành viên trong nhà đều được phong quan tước quan trọng. Gia đình đã có ngũ đại đồng đường, con trai nhiều người tài giỏi được vua chọn làm phò mã, con gái nhiều người nết na, tài năng được chọn làm vợ hoàng tử.

Cho tới cuối đời ông đã được sống sum vầy với con cháu. Tương truyển rằng ông đã rất sung sướng khi bế đứa cháu/chắt  trên vai, rồi ông cười một tiếng mãn nguyện trước khi quy tiên. Chính vì thế mà sau này dân gian còn gọi ông là “tiên cảnh nhàn du’.

Hình ảnh ông Phúc
Hình ảnh ông Phúc

 

Từ đó người dân quan niệm rằng có con trai, cháu trai nỗi dõi tông đường là nhà có Phúc, giống như hình ảnh ông Phúc có con cháu đầy đủ trai gái đều tài giỏi.

Trải qua nhiều thế hệ thì tới ngày nay quan điểm về Phúc được hiểu là cả một quá trình của nhiều đời, nhiều thế hệ . Làm việc tích Phúc là phải quên đi, coi như chưa hề làm, không bao giờ được kể công hay khoe khoang thành tích.

Một điều cần ghi nhớ là Phúc không phải dễ dàng mà có được, cũng không phải đi cầu khấn là được “phúc bất trùng lai”.

Bởi vậy mà mỗi người cần chăm lo tạo phúc cho mình và hơn thế nữa là tích phúc cho con cháu đời sau. Phúc được xem là tài sản để lại cho con cháu bền chặt nhất, một khi đã vô phúc thì tiền của nhiều cũng chả có ý nghĩa gì nữa.

1.2 Ông Lộc

Hình ảnh ông Lộc
Hình ảnh ông Lộc  
 

 

Tên thật của ông là Đậu Từ Quân, sinh sống dưới thời nhà Tấn, từng giữ chức thừa tướng lúc bấy giờ. Trong con đường công danh của ông luôn gặp những điều may mắn, thăng quan thuận lợi, bổng lộc tăng tiến. Tướng mạo ông rất béo tốt, bụng phệ đeo đai ngọc, dáng đứng rất oai phong.

Theo sử sách ghi chép thì ông là một vị tham quan có tiếng, đã hưởng không biết bao nhiêu là tiền bạc của những kẻ tham quan, đút lót, mua danh bán tước, chạy tội cho mình. Vì vậy mà nhà ông lúc nào cũng chất đầy vàng bạc, châu báu, ngọc ngà.

Những tưởng như thế là ông có cuộc sống hạnh phúc , giàu sang, phú quý. Nhưng buồn thay tới tận khi 80 tuổi ông vẫn chưa có được đích tôn để nỗi dõi tông đường. sau đó ông sinh bệnh nằm một chỗ rất lâu, tới nỗi da thịt nát bẽo, bốc mùi hôi thối khiến con cháu không dám lại gần. Tới lúc ra đi ông vẫn mang theo nỗi sầu than khi Lộc ông để lại không biết cho ai? Ai là người nhanh khói cho tổ tiên, cho bản thân ông.

Hình ảnh ông Lộc được đặt ở vị trí chính giữa trong Tam Đa cho thấy dân luôn coi ông Lộc có vị trí quan trọng trong đời sống. Đồng thời cũng mang ý răn dạy hậu thế phải biết : “Hưởng Lộc phải biết tạo Phúc, cầu Thọ. Nếu cứ nhắm mắt mà thu lộc bất minh,bất chính thì cũng vô Phúc, vô Thọ”

Được hưởng Lộc phải nghĩ tới việc tạo Phúc cho những người nghèo khó, cầu Thọ không chỉ cho riêng bản thân mà con cho đấng sinh thành, gia đình.

1.3 Ông Thọ

Hình ảnh ông Thọ
Hình ảnh ông Thọ

 

Là một vị quan Đại Phu dưới thời nhà Hán, một trong những người tài biết nói lời hay, có sức thuyết phục nên được nhà vua ban thưởng cho rất nhiều. Tuy được vua trọng dụng nhưng ông không hề tham lam hay nhận hối lộ. Với ông mà nói làm quan thì phải lấy lộc. Ông ít khi tham dự vào việc chiều chính nhưng lại thường xuyên nịnh bợ, nói lời hay để lấy lòng vua, được vua ban bổng lộc. Nhiều bạn hữu đã khuyên ông , làm quan thì phải góp sức với triều chính, cán đán những việc của đất nước nhưng ông lại cho rằng điều đó chẳng khôn ngoan chút nào, nhỡ làm vua phật ý thì có khi lại bị tru di tam tộc.

Sách xưa có kể lại rằng khi có bổng lộc vua ban, ông dùng để mua gái đẹp, cưới vợ, nhà ông lúc nào mỹ nữ cũng phải ngang với hậu cung của vua. Cuộc sống của ông giàu có, sức khỏe lại an khang nên ông thọ rất lâu , tới tận 125 tuổi. Nhưng khi mất ông lại ra đi trong sự cô đơn, không con cháu vì họ đều đã mất trước ông, phải nhờ tới các chắt để làm ma chay cho ông.

Ông Thọ là biểu trưng cho sức khỏe, tuổi tác nên trong Tam Đa ông được khắc họa với hình ảnh một ông già râu tóc bạc phơ, chống gậy, cầm trên tay một trái đào tiên. Trái đào tiên là loại quả có thể giúp con người ăn nó được trường sinh bất lão.

2. Ý nghĩa của tranh gỗ Phúc –Lộc-Thọ

Bộ tranh Phúc-Lộc-Thọ bằng gỗ
Bộ tranh Phúc-Lộc-Thọ bằng gỗ

 

Hình tượng Phúc-Lộc-Thọ đã được lưu truyền từ thời vua Nghiêu cho tới nay. Chuyện kể lại rằng, vào dịp Tết, nhân thời tiết đẹp, vua đã có chuyến du ngoại thị sát dân chúng. Ông là vị vua rất được lòng dân, nên khi ông đi tới đâu người dân cũng quỳ xuống và chúc ông “sống lâu trăm tuổi, tài lộc dồi dào, sinh nhiều quý tử” . Nhưng ông đều không nhận và thay mặt điều đình gửi lời chúc tới dân chúng “ Đa phúc, đa Lộc, đa Thọ” . Kể từ đó mà câu chúc này luôn được người dân sử dụng trong những dịp lễ Tết, để cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ tới.

Ngoài ra Phúc-Lộc-Thọ còn mang ý nghĩa to lớn trong phong thủy. Trong đó mỗi một ông Tam Đa sẽ mang một ý nghĩa riêng biệt nhưng đều bổ trợ cho nhau.

  • Ông Lộc hay còn gọi là ông Thần Tài, tượng trưng cho tài lộc, giàu có, thịnh vượng.
  • Ông Phúc, tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành, phúc đức.
  • Ông Thọ là hình ảnh tượng trưng cho sức khỏe ,sống lâu với con cháu.

Ngày nay tranh gỗ Phúc –Lộc –Thọ được treo nhiều trong các gia đình, mang ý nghĩa độ giúp gia chủ có phúc đức, tài lộc, sống lâu trăm tuổi.

3. Đặc điểm nổi bật của tranh gỗ Phúc-Lộc-Thọ

Tranh gỗ Phúc Lộc Thọ được đục khắc rất tỉ mỉ
Tranh gỗ Phúc Lộc Thọ được đục khắc rất tỉ mỉ

 

Tranh gỗ Phúc Lộc Thọ được làm từ nhiều loại gỗ quý khác nhau, giá cả củ từng bức tranh cũng phụ thuộc nhiều vào loại gỗ làm tranh. Tranh Phúc Lộc Thọ bằng gỗ chủ yếu được làm từ gỗ hương, loại gỗ quý, có vân gỗ đẹp và có mùi hương tự nhiên dịu nhẹ. Gỗ hương lại có nhiều loại khác nhau như: Giáng Hương, Cẩm Nai, Nu Hương… Giá mỗi bức tranh có phần phụ thuộc vào loại gỗ hương cũng như độ tinh xảo và cách thức làm tranh.

Ngoài gỗ hương, tranh Phúc Lộc Thọ bằng gỗ còn được đục khắc trên chất liệu gỗ trắc, đây là loại gỗ có giá trị kinh tế cao và bền đẹp. Gỗ trắc có màu sắc đẹp, độ bền cao.

Bên cạnh đó tranh cũng được sản xuất trên chất liệu gỗ mun, gỗ mít, …..

4. cách treo tranh gỗ phúc lộc thọ trong nhà

Treo tranh cần tránh những điều cấm kỵ ra
Treo tranh cần tránh những điều cấm kỵ ra

 

4.1 Vị trí treo tranh tốt nhất

Tranh nên được đặt ở mảng tường hai bên cửa chính, có hướng vào bức tường đối diện, cách treo này sẽ giúp giữ lại những nguồn năng lượng tốt cho gia đình.

Tranh gỗ Phúc Lộc Thọ nên treo trong phòng khách, phòng làm việc hoặc đôi khi là phòng thờ.

4.2 Điều cấm kỵ khi treo tranh

  • Không treo tranh Phúc Lộc Thọ ở những nơi thiếu sự trang nghiêm như: phòng ngủ, gần nhà vệ sinh, gần bếp…. nếu như thế xem như đã bất kính với ba ông.
  • Không nên treo tranh pr những nơi ẩm thấp, bong tróc, mốc.
  • Không nên đốt nhang, vàng mã hay có những hành động thờ cúng tâm linh  trước tranh gỗ Phúc Lộc Thọ, bởi tranh chỉ mang tính chất phong thủy trong trang trí chứ không phải thờ cúng.

Trên đây là những chia sẻ của đồ gỗ Việt An tới các bạn về bức tranh gỗ Phúc Lộc Thọ. Hi vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của tranh cũng như những thắc mắc về nguồn gốc tạo ra Phúc Lộc Thọ.

Tham khảo thêm các sản phẩm tranh gỗ khác tại website: tranhgotreotuong.com  

Thông báo