Khoảng giá

Giá: 10,000đ 10,000,000đ

Tình trạng sản phẩm

Còn hàng

Giảm giá

Hiển thị  0 / 0 Sản phẩm

Sắp xếp: Mới nhất

  • Mới nhất
  • Cũ nhất
  • Giá thấp đến cao
  • Giá cao xuống thất

Hiển thị:16 Sản phẩm

  • 16 Sản phẩm
  • 32 Sản phẩm
  • 48 Sản phẩm
  • 64 Sản phẩm

Tranh gỗ bữa tiệc ly (tranh gỗ 12 tông đồ ) tranh gỗ công giáo là vật trang trí được rất nhiều các tín đồ trong đạo ưa chuộng. Tranh ngoài giá trị về thẩm mỹ còn mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Vậy tranh gỗ bữa tiệc ly bắt nguồn từ đâu? Ý nghĩa ra sao? Cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây của tranhgotreotuong.com nhé 

1. Sự hình thành của 12 tông đồ – Tranh gỗ công giáo 

Tranh 12 tông đồ của danh họa Leonardo da Vinci – Tranh gỗ công giáo

Tranh 12 tông đồ của danh họa Leonardo da Vinci – Tranh gỗ công giáo

 

Theo sử sách ghi lại thì chúa Giêsu có 12 Tông Đồ. Tông đồ còn gọi là sứ đồ, là người được được điều đi ,người đem tin hay sứ giả. Chúa chọn ra 12 tông đồ để làm môn đệ và ở sát bên người, chia sẻ, rao giảng những thông tin cứu độ của ngài. 12 vị tông đồ này được xem là nền tảng của giáo hội chúa Giêsu Kitô. Họ được coi là người lãnh đạo của dân chúa.

Sau khi chúa Giêsu lên thiên đàng trở về với chúa Cha, các tông đồ chính là người sẽ tiếp tục rao giảng những tin mừng của ơn cứu rỗi. Họ có nhiệm vụ truyền ban cho thế hệ sau này, chữa trị bệnh tật cho các con chiên.

12 Tông đồ gồm những ai?

Thánh Phêrô (Simon)

Thánh Phero

Thánh Phero

Đứng đầu trong danh sách 12 tông đồ là thánh Phêrô. Tương truyền rằng thánh Phêrô là một tông đồ có nhiều khuyết điểm nhất. Trước khi được gặp chúa, Phêrô chỉ là một người chỉ huy trong việc chài lưới, đánh cá hay còn gọi là ngư phủ, ông luôn ra lệnh cho mọi người. Khi trở thành một tông đồ, ông trở thành người nổi bật trong Kinh Thánh-ông là người nói đầu tiên, người hành động trước nhất. Tất cả những hành vi có vẻ to lớn lại mang bên trong một tâm hồn vô cùng nhạy cảm, yếu mềm, khiêm nhường hết sức.

Thánh Phêrô là người rất khiêm tốn, sống giản dị, luôn chăm chỉ làm việc. Là người có tâm hồn quảng đại, tốt bụng, yêu mến, kính trọng Đức Chúa Giêsu.Ông là giám mục đầu tiên của Rôma.

Thánh Anrê (em trai thánh Phêrô)

Thánh Anre

Thánh Anre

 

Thánh Anrê là em trai của thánh Phêrô, ông cũng làm nghề đánh cá. Ban đầu ông là môn đệ của thánh Gioan tẩy giả. Khi thánh Gioan giơ tay về phía chúa Giêsu và nói “Đây là thiên chúa” thì Anrê đã lập tức rời bỏ thánh Gioan để đi theo thầy Chí Thánh. Từ đó Anrê quyết định bước theo chúa Giêsu và ngài đã trở thành môn đệ của Đức Chúa Giêsu.

Sau đó, thánh Anrê cùng anh trai mình là Simon (thánh Phêrô sau này) đã tìm tới chúa Giêsu. Chúa đã thu nhận 2 anh em làm môn đệ của người. Thời gian đầu, hai anh em vẫn tiếp tục nghề đánh bắt cá để phụ giúp gia đình. Nhưng sau đó Chúa đã mời họ trở về làm môn đệ toàn phần của người.

Thánh Giacôbê tiền (James lớn)

Thánh Giacôbê ban đầu là một ngư phủ, giống như cha của mình là Zêbêđê và em trai là Gioan. Khi ông đang ở trên thuyền đánh cá, vá lưới cùng cha mình thì Chúa Giêsu đi qua. Chúa đã kêu gọi Giacôbê và Gioan theo người để giúp sức cho Chúa rao giảng tin mừng. Khi thấy 2 người con trai cùng theo chúa Giêsu, người cha cũng bỏ nghề chài lưới mà đi theo Chúa.

Thánh Gioan (là tác giả sách Tin Mừng)

Thánh Gioan

Thánh Gioan

 

Thánh Gioan trước kia là một ngư phủ ở miền Galilêa. Ngài là em trai của thánh Giacôbê lớn . Chúa Giêsu đã ban cho 2 anh em của thánh Gioan biệt hiệu là “con của sấm sét”. Trong các tông đồ thì thánh Gioan là tông đồ có tuổi đời trẻ nhất, và người ta tin rằng thánh Gioan là vị tông đồ được chúa Giêsu yêu quý nhất.

Sự yêu quý đó thể hiện trong bữa tiệc ly, chỉ có thánh Gioan là người được tựa đầu vào ngực của chúa Giêsu, ngài cũng là thánh nhân duy nhất được đứng dưới chân thánh giá. Thêm nữa Thánh Gioan là tông đồ duy nhất sống thọ về già, qua đời vì tuổi cao sức yếu. Còn các tông đồ khác đều qua đời vì tử đạo.

Thánh Philipphê (Phillip)

Ngài là một trong những môn đệ được chúa Giêsu chọn đầu tiên. Khi chúa Giêsu gặp ngài và nói “hãy theo ta” thì ngài Philipphê cảm thấy rất hạnh phúc và sung sướng vì được ở với Đức Chúa. Từ đó Thánh Phillipphê trở thành một trong những tông đồ bên cạnh chúa Giêsu.

Thánh Giacôbê hậu (James nhỏ)

Thánh Giacobe hậu

Thánh Giacobe hậu

 

Ngài là con của ông Alphê, ngài được chúa Giêsu tuyển chọn làm một trong 12 tông đồ.Ngài được sai đi loan truyền tin mừng và làm chứng cho chúa Kitô phục sinh. Ngài cùng với các tông đồ khác xây dựng nền móng của giáo hội. Người người coi trọng thánh Giacôbê, luôn coi ngài là vị thánh công chính, thánh thiện. Họ gọi ngài là thánh Giacôbê hậu bởi ngài nhỏ tuổi hơn một tông đồ khác cũng tên Giacôbê.

Thánh Batôlômêô (Nathanael)

Ngài Batôlômêô có tên gọi khác là Nathanael, quê ở xứ Galilêa. Ngài trở thành môn đệ của Chúa khi được anh bạn Philipphê mời tới gặp chúa. Ngài được Chúa khen ngợi là người không biết gian dối, người lương thiện, chân thành. Thánh Batôlômêô luôn ao ước tìm ra chân lý. Cũng giống như các vị tông đồ khác, thánh Batôlômêô đã liều cả mạng sống của mình vì tin mừng.

Thánh Tôma (Thomas)

Thánh Tôma là một trong 12 tông đồ, Ngài là vị thánh bi quan nhất, luôn buồn rầu, sầu thảm và sẽ không tin những điều mà ngài không tận mắt nhìn thấy , sờ thấy.

Thánh Matthêu (Matthew)

Thánh Matthew

Thánh Matthew

 

Sinh thời ngài là một người thu thuế trong thành phố nơi chúa Giêsu sinh sống. Ngài là người gốc Do Thái nhưng làm việc cho người Rôma. Lúc bấy giờ người Do Thái rất căm ghét ngài Matthêu bởi người Rôma lúc đó đang cai trị Do Thái. Tuy nhiên Chúa Giêsu lại không như vậy, Chúa nhìn ra được con người của thánh Matthêu và mời ngài theo Chúa. Từ đó Matthêu trở thành một trong 12 tông đồ của Chúa.

Thánh Simon (người nhiệt thành)

Thánh Simon hay còn gọi là Mác –cô. Ngài là người thuộc nhóm quá khích, làm việc trong một đảng phái chính trị, những người cuồng nhiệt, tin tưởng ở độc lập của It-ra-en và không muốn hợp tác với Rôma. Thánh Simon đã được Chúa Giêsu mời gọi làm tông đồ, cũng chính từ đây ngài Simon đã cống hiến cả trái tim nhiệt huyết cùng mọi năng lực của ngài để đi rao giảng tin mừng.

Thánh Giuđa (Tađêô)
 

Thánh Giuđa

Thánh Tadeo

 

Thánh Giuđa hay thường gọi với tên Tađêô là người can đảm. Thánh Giuđa còn được biết đến là vị thánh của những điều tuyệt vọng nhất, những điều không thể. Người ta thường cầu khẩn với thánh những việc dường như đã vô vọng, không còn phương hướng nào nữa. Thánh luôn lắng nghe và đưa ra lời khuyên cho các con chiên giúp họ có được niềm tin trong cuộc sống.

Thánh Giuda Itcariot (Judas Iscariot)

Ngài là một trong 12 tông đồ, nhưng đã phản bội lại Chúa. Ông giao nộp chúa Giêsu cho người Do Thái để đổi lấy tiền bạc và sau đó hối hận rồi treo cổ tự tử. Sau khi ông chết thì thánh Mathia là người thay thế cho ông làm tông đồ cho Chúa.

2. Sự ra đời của tranh bữa tiệc ly (tranh 12 tông đồ)

Tranh bữa tiệc ly – Tranh gỗ công giáo

Tranh bữa tiệc ly – Tranh gỗ công giáo

 

Bức tranh bữa tiệc ly hay còn gọi là bữa ăn cuối cùng là một bức họa vô cùng nổi tiếng của danh họa Leonardo da Vinci.

Tranh bữa tiệc ly là thời điểm cuối cùng của Chúa Giêsu ngồi ăn cùng các môn đồ của mình trước khi người bị chính quyền La Mã bắt đi và đóng đinh trên thập tự giá.

Vào thời bấy giờ, khi chính quyền La Mã cùng với giới lãnh đạo tôn giáo đã lợi dụng tín ngưỡng của người dân để trục lợi bất chính, làm nhiều điều xấu. Chúa Giêsu xuất hiện và chỉ ra sự giả dối, trục lợi trong đời sống tôn giáo, và rao giảng cho họ hiểu nơi cầu nguyện ăn năn đã biến thành nơi trục lợi, đạo đức giả trong cách suy nghĩ của những người cầm quyền chính trị…

Cũng chính vì thế mà giới cầm quyền mới bắt giữ Chúa Giêsu vì xem Chúa là mối đe dọa quyền lực của họ trong tương lai. Trong bữa tiệc cuối cùng với các tông đồ trước khi bị bắt giữ, Chúa đã bẻ bánh và dâng lời tạ ơn, ban phát bánh cho các tông đồ. Trong bữa tiệc Chúa đã căn dặn các tông đồ và cũng tiên tri rằng có người sẽ bán rẻ Chúa.

Đúng như lời Chúa nói, quả nhiên Giuda Itcariot là người đã phản bội lại Chúa để đổi lấy tiền bạc, bằng cách đứng ra chỉ điểm cho quân lính biết chỗ của Chúa Giêsu.

3. Nội dung của tranh bữa tiệc ly

Tranh gỗ công giáo 12 vị tông đồ
Mỗi tông đồ có một cảm xúc riêng trước lời tiên tri của Chúa

 

Nếu để ý sẽ thấy được ý đồ của tác giả bức tranh, danh họa Leonardo da Vinci đã miêu tả lại phản ứng của các môn đồ khi nghe được lời tiên tri về kẻ phản bội của Chúa Giêsu. 12 Tông đồ mỗi người một cảm xúc riêng, một suy nghĩ riêng. Người kinh ngạc, người đau khổ, người thì ngờ vực….

Riêng Chúa Giêsu lại tỏ ra bình thản, có sự thoáng buồn như đã biết trước tội lỗi phản bội của Giuda Itcariot , cũng như sẵn sàng đón nhận những gì mình sắp trải qua. Hình ảnh Chúa được khắc họa ở giữa bức tranh, thu hút mọi góc nhìn.

Chúa Giêsu biết rằng Ngài chết để công cuộc cứu độ được trọn vẹn, không uổng phí. Người phản bội sẽ phải chịu trách nhiệm trước Thiên Chúa vì tội phản bội của mình. Mọi hành vi lừa dối đều không qua mắt được Thiên Chúa, Thánh Giuda sẽ phải chịu tội lỗi của mình, dù có bí mật che giấu thế nào rồi cũng bị phát hiện.

4. Tranh gỗ Bữa tiệc ly – tranh gỗ công giáo

Tranh gỗ bữa tiệc ly được nhiều người ưa chuộngTranh gỗ bữa tiệc ly được nhiều người ưa chuộng

 

Tranh bữa tiệc ly thể hiện lại trên nhiều chất liệu khác nhau, tuy nhiên ngày nay tranh gỗ bữa tiệc ly là dòng tranh được rất nhiều người yếu thích và tìm mua. Bởi chất liệu gỗ quý hiếm cũng như bền đẹp với thời gian, lại khắc họa sinh động hình ảnh của Chúa cũng như các tông đồ trong tranh.

5 .Ý nghĩa của tranh gỗ bữa tiệc ly – tranh gỗ công giáo

Bức tranh gỗ bữa tiệc ly là một bức tranh không chỉ đẹp mà còn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc. Tranh như một lời răn dạy con người phải biết sống yêu thương tất cả mọi người xung quanh, yêu bản thân, yêu gia đình, yêu cả những người xung quanh, biết chia sẻ với mọi tầng lớp trong xã hội, đối xử với mọi người bằng tấm lòng chân thành, đặc biệt là với những hoàn cảnh gặp khó khăn trong cuộc sống.

Bữa tiệc ly như một lời nhắc nhở của Ngài cho các tông đồ. Dù hoàn cảnh có tồi tệ thế nào thì cũng sẽ qua. Chúa luôn bên cạnh chúng ta, dù có khó khăn cam go,khổ cực.

 

6. Đặc điểm tranh gỗ công giáo (bữa tiệc ly)

Tranh gỗ bữa tiệc ly rất bền, đẹp, sống động

Tranh gỗ bữa tiệc ly rất bền, đẹp, sống động

 

Tranh gỗ bữa tiệc ly được chế tác thủ công hoàn toàn hoặc đục khắc từ máy CNC công nghệ cao . Mỗi tác phẩm tranh hoàn thiện là cả một quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, tâm huyết. Từng chi tiết trên bức tranh được chăm chút tỉ mỉ, đường nét trên khuôn mặt rồi phục trang , biểu cảm, bối cảnh được thể hiện vô cùng khéo  léo.

Chính vì sự tỉ mỉ chế tác tranh trên chất liệu gỗ mà tranh vừa sắc nét, tinh tế lại có độ bền rất cao. Tranh gỗ bữa tiệc ly là bức tranh vô cùng thiêng liêng đối với người theo đạo Công Giáo, đây là một bức tranh lý tưởng để các tín đồ theo đạo trưng bày tại nhà hoặc làm quà tặng đầy ý nghĩa cho những người thân , bạn bè mà bạn yêu thương trân quý.

Tranh được chế tác trên nhiều loại gỗ khác nhau như : gỗ hương, gỗ trắc, gỗ nghiến, gỗ nu…. Màu sắc gỗ tự nhiên, hương thơm gỗ dịu nhẹ. Giá mỗi bức tranh gỗ Công Giáo phụ thuộc nhiều vào chất liệu gỗ làm tranh cũng như phương pháp làm tranh thủ công hay dùng máy.

7. Vị trí treo tranh gỗ bữa tiệc ly – tranh gỗ công giáo

Nên treo tranh gỗ bữa tiệc ly tại phòng khách

Nên treo tranh gỗ bữa tiệc ly tại phòng khách

 

Tranh gỗ bữa tiệc Ly tượng trưng cho bản chất hiếu khách của các Kitô hữu. Giống như các tông đồ, các Kitô hữu luôn tuân phục một lòng với Chúa . Tranh thể hiện lòng hiếu khách của các Kitô hữu . Chính vì vậy tranh rất thích hợp để treo tại phòng khách của gia đình. Ngoài ra có thể treo tranh tại phòng cầu nguyện riêng của gia đình theo đạo Công Giáo.

Nếu bạn yêu mến và muốn mua tranh bữa tiệc ly – tranh gỗ công giáo để treo trong nhà theo kích thước riêng để phù hợp với không gian-nội thất nhà mình thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi – đồ gỗ Việt An để đặt tranh theo yêu cầu nhé. Đội ngũ thợ làm tranh của chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm luôn sẵn sàng phục vụ bạn.

Tham khảo thêm sản phẩm tranh gỗ tại website: tranhgotreotuong.com 
 


 







 

Thông báo